Mạng LAN cáp quang – Giải pháp ứng dụng cáp quang cho hệ thống mạng nội bộ
Giải pháp mạng LAN cáp quang – Cáp quang cho hệ thống mạng nội bộ hiện nay được ứng dụng cực kỳ rộng rãi và phổ biến với các ưu điểm về tốc độ và sự ổn định của hệ thống.
Ngày nay việc các doanh nghiệp ứng dụng cáp quang vào sử dụng trong mạng nội bộ của mình là một điều hết sức cần thiết và nên làm. Hiện nay giá thành của cáp quang, các phụ kiện quang cũng như bộ chuyển đổi quang điện đã giảm đáng kể so với một vài năm về trước , do đó chi phí cho một đường truyền cáp quang nội bộ là không cao và phù hợp với mọi doanh nghiệp.
Một hệ thống mạng LAN cáp quang cần những thiết bị và điều kiện gì?
Vậy để triển khai một hệ thống mạng LAN cáp quang nội bộ thì câu hỏi đặt ra là cần phải sử dụng những thiết bị gì, thiết bị đó có tương thích với hệ thống mạng hiện tại hay không,…
Để giải đáp những thắc mắc trên chúng ta phải đi vào từng yêu cầu thực tế cụ thể của Khách hàng như sau:
- Về mặt khoảng cách: Chúng ta thường sử dụng cáp quang cho các đường truyền từ 100m trở lên, việc khoảng cách dài hay ngắn không ảnh hưởng tới việc truyền dữ liệu cũng như độ ổn định của hệ thống mà nó chỉ ảnh hưởng đến chi phí triển khai.
- Về mặt tốc độ: Hiện nay đa phần chúng ta sử dụng chuẩn Fast Ethernet có tốc độ 10/100Mbps và chuẩn Gigabit Ethernet (10/100/1000Mbps) trong các hệ thống mạng nội bộ do vậy tùy vào tốc độ của hệ thống hiện tại mà khi triển khai mạng cáp quang chúng ta phải chọn bộ chuyển đổi quang điện tương ứng.
- Điều kiện làm việc: Mỗi thiết bị đều được thiết kế để hoạt động trong một điều kiện môi trường nhất định, nếu dùng không đúng chủng loại có thể làm cho hệ thống hoạt động không ổn định vì thế chúng ta cũng phải đặc biệt quan tâm điến yếu tố này. Dưới đây là một số điều kiện làm việc của thiết bị:
- Văn phòng, trong nhà
- Môi trường ngoài trời
- Môi trường công nghiệp
- Hầm mỏ, dưới lòng đất
- Khu vực dễ cháy nổ (Khí, Bụi,…)
Một hệ thống mạng LAN cáp quang nội bộ sẽ cần các vật tư, thiết bị sau:
- Cáp quang Singlemode hoặc Multimode
- Bộ chuyển đổi quang điện Fast Ethernet (10/100Mbps) hoặc Gigabit Ethernet (10/100/1000Mbps)
- Hộp phối quang (ODF) đặt tại 2 điểm mạng
- Dây nhảy quang để kết nối với thiết bị
- Và một số vật tư phụ kiện khác phục vụ việc đấu nối, lắp đặt
Bài viết liên quan :
- Phân Biệt Dây Nguồn C13, C14, Dây Nguồn Cho Máy Chủ, UPS
- Bộ treo cáp quang ADSS là gì? Đặc điểm và ứng dụng
- Converter Quang Công Nghiệp Là Gì? Khám Phá Ưu Điểm Nổi Bật Của Converter Quang Công Nghiệp
- Hộp cáp điện thoại là gì? Có bao nhiêu loại hộp MDF, IDF
- Tủ ODF ngoài trời là gì? Các loại ODF Outdoor phổ biến
- TÌM HIỂU VỀ CÁC TÍNH NĂNG CỦA DÂY NHẢY QUANG MPO-MTP
- Hạt mạng CAT6 Rj45 3 mảnh commscope là gì. Hướng dẫn bấm hạt cat6 3 mảnh AMP Commscope
- PHÂN BIỆT CÁP QUANG MULTIMODE OM1, OM2, OM3, OM4 VÀ OM5
- Hướng dẫn Kết nối Bộ kéo dài HDMI 1 Truyền – Nhiều nhận qua cáp mạng
- Suy hao quang là gì? Cách tính suy hao trong sợi quang