DANH MỤC

Tiêu chuẩn suy hao cáp quang và cách đo suy hao cáp quang

Tiêu chuẩn suy hao cáp quang và cách đo suy hao

Suy hao cáp quang là một trong những yếu tố chính khiến tốc độ truy cập mạng bị giảm sút. Để khắc phục điều này người dùng cần nắm rõ tiêu chuẩn suy hao mối hàn cáp quang để hạn chế tình trạng này nhất. Chi tiết về các tiêu chuẩn suy hao mối hàn cáp quang, mời bạn theo dõi ngay bài viết sau đây!

 

Tiêu chuẩn quốc gia về tiêu chuẩn suy hao mối hàn quang

Vào ngày 1/7/2007, Chính Phủ ban hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Quy định TCVN 8665:2011 chuyển đổi từ TCN 68-160:1996 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP.

TCVN 8665:2011 được xây dựng trên cơ sở Khuyến nghị G.651.1 (07/2007), G.652 (11/2009), G.653 (07/2010), G.655 (11/2009) của Liên minh Viễn thông Thế giới ITU-T.

TCVN 8665:2011 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.


Máy đo suy hao cáp quang
Máy đo suy hao cáp quang

 

Các mức đo suy hao cho phép

Suy hao = suy hao mối nối + suy hao Splitter + suy hao chiều dài cáp

  • Suy hao cáp : 0.35 dB/Km
  • Suy hao mối hàn: 0.1 dB/mối
  • Suy hao Connector : 0.3 dB/Connector

Thực tế công suất đo được sau Splitter

  • Cấp 1 : Đo được từ 10 dBm đến -13 dBm
  • Cấp 2 : Đo được từ 21 dBm đến -27 dBm

 

Loại Splitter

Suy hao dB

1:2

≤3.5dB

1:4

≤7.5dB

1:8

≤10.5dB

1:16

≤13.5dB

1:32

≤17.5dB

1:64

≤20.5dB

 

Các thông số tiêu chuẩn để đánh giá một tuyến cáp quang 

  • Quỹ công suất toàn tuyến (Switch to Switch): 28dBm

  • Suy hao toàn tuyến: yêu cầu <28dBm (khuyến cáo nên <25dBm, 3dBm dự phòng công suất suy giảm theo thời gian.

  • Mức phát của OLT là +3dBm +-2


Máy đo suy hao cáp quang

 

Suy hao cho phép: cáp quang, mối hàn, đầu nối connector

Dựa theo lý thuyết: 

  • Suy hao cáp quang cho phép ở bước sóng 850nm: 3.5dBm/km (Cáp quang MM)
  • Suy hao cáp quang cho phép ở bước sóng 1300nm: 1.0dBm/km (Cáp quang MM)
  • Suy hao cáp quang cho phép ở bước sóng 1310nm: 0.35dBm/km (Cáp quang SM)
  • Suy hao cáp quang cho phép ở bước sóng 1550nm: 0.22dBm/km (Cáp quang SM)
  • Suy hao mối hàn cáp quang <0.1dBm (Thực tế suy hao < 0.05dBm)
  • Các suy hao do đầu nối connector: <0.5dBm (Đối với loại đầu nối SC/APC suy hao là 0

Các phương pháp đo thực tế độ suy hao cáp quang 

  • Đo bằng máy đo công suất 

Việc đo suy hao bằng máy đo công suất sẽ giúp cho kết quả chính xác mức độ suy hao của sợi quang. 

Phương pháp đo suy hao quang bằng máy đo công suất quang sử dụng phương pháp đo suy hao xen. 

Và để đo được bạn cần lưu ý những yếu tố sau:

Điều kiện đo: 

  • Máy đo công suất quang.
  • Nguồn sáng quang (có thể dùng converter, module quang (SFP)…)
  • 02 bộ đầu nối (adapter).
  • 02 dây nối (có đường kính lõi và vỏ giống như sợi cần đo).

Tiến hành đo

  • Bước 1: Đặt tham chiếu

Đấu mỗi máy đo công suất và nguồn sáng với 1 dây nối và liên kết lại bằng 1 bộ nối 

Bật nguồn máy đo công suất quang (để ở chế độ cần đo)

Bật nguồn quang hiển thị là giá trị tuyệt đối (dBm);

Thiết lập giá trị tuyệt đối này về giá trị tham chiếu và hiển thị giá trị tương đối (dB)

  • Bước 2: Đo suy hao sợi quang sử dụng phương pháp đo suy hao xen

Bạn thiết lập theo hình sau 

Thực hiện đo:

Tháo một trong các dây nối, nối sợi quang cần đo vào như trên

Giá trị hiển thị trên máy đo là suy hao xen của sợi quang cần đo.

Gợi ý các thiết bị máy đo công suất:

  • Tribrer AOP100C, dải động -40dBm ~ +26
  • Tribrer APM80, dải đô +26 ~ -40dBm
  • Tribrer APM50, tích hợp đo công suất, VFL, test mạng LAN
  • Kiểm tra bằng máy đo OTDR

Sử dụng máy đo OTDR sẽ cho phép bạn kiểm tra chuẩn xác độ suy hao bằng phương pháp đo suy hao phản xạ. 

Chuẩn bị: 

  • Máy đo OTDR
  • Các dây nối và phụ kiện 
  • Dao cắt sợi quang 
  • Các bộ nối thích hợp
  • Chất lỏng làm phù hợp chiết suất sợi
  • Bộ ghép sợi quang
  • Kìm tuốt vỏ cáp và sợi quang
  • Cuộn sợi đệm.

Các bước tiến hành 

  • Bước 1: Kết nối máy đo OTDR với sợi quang (như hình dưới)

  • Bước 2: Cài đặt máy đo OTDR đo tự động hoặc thủ công (chỉ số triết xuất, khoảng cách đo, thời gian đo
  • Bước 3: Tiến hành đo
  • Bước 4: phân tích các chỉ số suy hao mối hàn, bộ nối, các điểm dị thường, suy hao 2 điểm đầu và cuối sợi…
  • Bước 5: Lặp lại các bước trên với máy đo OTDR được nối vào đầu kia của sợi quang. Sau đó tính giá trị trung bình của hai kết quả thu được. Chúng ta sẽ có một giá trị chính xác hơn:

Tổn hao OTDR = (Tổn haohướng A + Tổn haohướng B)/2

Gợi ý thiết bị OTDR đo độ suy hao: 

  • DEVISER AE3100, khoảng cách tối đa 200km
  • Máy đo OTDR mini TRIBRER TB620 (khoảng cách kiểm tra 80km)

Trên đây là các thông tin về tiêu chuẩn suy hao cáp quang và các cách đo. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách khắc phục độ suy hao. Bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ với Viễn Thông giá tốt để được hỗ trợ kịp thời.

Bài viết liên quan :