Lưu ý khi chọn bộ chuyển đổi quang điện cho hệ thống mạng của bạn
Bộ chuyển đổi quang điện đang nhận được nhiều ưu ái trong thời gian nhờ những hiệu quả về mặt chi phí cũng như tính linh hoạt khi tích hợp hạ tầng cáp đồng vào một hệ thống mạng quang. Bộ chuyển đổi quang điện giúp truyền tín hiệu khoảng cách xa một cách đơn giản, điều mà hệ thống cáp đồng UTP cũ không thể làm được. Trong hệ thống mạng LAN, bộ chuyển đổi quang điện đã trở thành một công cụ phổ biến trong một loạt các môi trường mạng
Hướng dẫn sử dụng media converter
Bộ chuyển đổi quang điện ngày nay được triển khai rộng rãi trong tất cả các loại ngành và lĩnh vực để cung cấp kết nối giữa đồng và cáp quang, bao gồm giám sát an ninh, quốc phòng chính phủ, doanh nghiệp, mạng LAN trong khuôn viên trường. Thiết kế nhỏ gọn giúp cho bộ chuyển đổi quang điện trở nên phù hợp để sử dụng cho máy tính để bàn, tủ tập trung và trung tâm dữ liệu. Mặc dù môi trường ứng dụng của bộ chuyển đổi quang điện có thể khác nhau, nhưng về bản chất, phương pháp đi cáp là khá giống nhau. Phần sau minh họa hai trường hợp thường được sử dụng về cách kết nối bộ chuyển đổi phương tiện.
Sử dụng 1 thiết bị chuyển đổi quang điện kết hợp với switch có cổng quang
Khi việc triển khai các bộ chuyển đổi quang điện ngày càng phổ biến, đôi khi bạn sẽ cần kết nối 1 thiết bị chuyển đổi quang điện với 1 switch quang. Trong hình dưới, thiết bị chuyển đổi quang điện có cổng SFP được sử dụng để kết nối với switch mạng có cổng quang bằng cách sử dụng 1 cặp module SFP
Các bước kết nối cáp quang và cáp mạng cho bộ chuyển đổi quang điện
- Kết nối cổng mạng của switch B với cổng RJ45 của bộ chuyển đổi quang điện
- Cắm module SFP vào khe cắm SFP trên bộ chuyển đổi quang điện và cắm module SFP còn lại vào switch A
- Cắm cáp quang cho bộ chuyển đổi quang điện và switch A
Hình ảnh:Mô hình truyền tín hiệu từ switch có cổng quang sang switch thường dùng converter quang
Sử dụng 1 bộ chuyển đổi quang điện
1 bộ chuyển đổi quang điện thường được dùng khi liên kết hai hệ thống cáp đồng với nhau nhằm kéo dài khoảng cách truyền dẫn. Đây là tình huống thường gặp nhất khi sử dụng bộ chuyển đổi quang điện. Dưới đây là các bước hướng dẫn sử dụng 1 bộ chuyển đổi quang điện với cáp quang và cáp đồng
- Kết nối cổng mạng của switch A với cổng RJ45 của converter quang bằng cáp mạng Cat5e/6
- Cắm module SFP vào khe cắm SFP của bộ chuyển đổi quang điện
- Cắm cáp quang vào module SFP của bộ chuyển đổi quang điện
- Kết nối cổng RJ45 của thiết bị chuyển đổi quang điện thứ 2 với switch B bằng cáp đồng
Hình ảnh:Mô hình truyền tín hiệu giữa 2 switch sử dụng bộ chuyển đổi quang điện
Note: Bộ chuyển đổi quang điện hỗ trợ cắm nóng vì thế không cần ngắt nguồn của bộ chuyển đổi quang điện khi lắp đặt. Luôn tháo cáp quang trước khi tháo và lắp module SFP trên bộ chuyển đổi.
Những điều cần lưu ý khi lắp bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện chỉ cần cắm là chạy nhưng bạn vẫn cần xem xét một số yếu tố trước khi kết nối chúng vào mạng. Lựa chọn nơi bằng phẳng, an toàn để lắp bộ chuyển đổi quang điện, để không gian rộng rãi xung quanh bộ chuyển đổi để thông gió.
Các bước sóng trên module quang của bộ chuyển đổi quang điện phải nhất quán với nhau. Tức là nếu 1 thiết bị chuyển đổi quang điện sử dụng module quang có bước sóng 1310nm (850nm) thì thiết bị còn lại cũng phải dùng module quang tương ứng. Bên cạnh đó, tốc độ truyền dữ liệu của thiết bị chuyển đổi quang điện khi kết hợp với nhau phải giống nhau: module SFP 1000Base dùng cho các bộ chuyển đổi quang điện gigabit. Bạn cần sử dụng đồng nhất bộ chuyển đổi quang điện single mode hoặc multi mode khi kết hợp chúng với nhau.
Cần lựa chọn dây nhảy quang tương thích với cổng quang của thiết bị. Dây nhảy quang SC được sử dụng với thiết bị chuyển đổi quang điện cổng SC, dây nhảy quang LC được sử dụng với cổng SFP, SFP+ trên bộ chuyển đổi quang điện khe cắm module
Làm rõ xem bộ chuyển đổi quang điện hỗ trợ duplex hay half duplex. Việc sử dụng bộ chuyển đổi quang điện duplex với bộ chuyển đổi hoặc switch half duplex sẽ gây ra hiện tượng mất dữ liệu trong mạng
Nhiệt độ môi trường của các bộ chuyển đổi quang điện phải được duy trì trong phạm vi thích hợp theo thông số cụ thể của từng nhà sản xuất.
Bài viết liên quan :
- Phân Biệt Dây Nguồn C13, C14, Dây Nguồn Cho Máy Chủ, UPS
- Bộ treo cáp quang ADSS là gì? Đặc điểm và ứng dụng
- Converter Quang Công Nghiệp Là Gì? Khám Phá Ưu Điểm Nổi Bật Của Converter Quang Công Nghiệp
- Hộp cáp điện thoại là gì? Có bao nhiêu loại hộp MDF, IDF
- Tủ ODF ngoài trời là gì? Các loại ODF Outdoor phổ biến
- TÌM HIỂU VỀ CÁC TÍNH NĂNG CỦA DÂY NHẢY QUANG MPO-MTP
- Hạt mạng CAT6 Rj45 3 mảnh commscope là gì. Hướng dẫn bấm hạt cat6 3 mảnh AMP Commscope
- PHÂN BIỆT CÁP QUANG MULTIMODE OM1, OM2, OM3, OM4 VÀ OM5
- Hướng dẫn Kết nối Bộ kéo dài HDMI 1 Truyền – Nhiều nhận qua cáp mạng
- Suy hao quang là gì? Cách tính suy hao trong sợi quang