HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG LỰA CHỌN BỘ CHUYỂN ĐỔI QUANG ĐIỆN, CONVERTER QUANG
MỘT SỐ LƯU Ý KHI MUA CONVERTER QUANG BỘ CHUYỂN ĐỔI QUANG ĐIỆN, CÁCH CHỌN BỘ CHUYỂN ĐỔI QUANG ĐIỆN PHÙ HỢP VỚI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG LỰA CHỌN BỘ CHUYỂN ĐỔI QUANG ĐIỆN, CONVERTER QUANG
- Bộ chuyển đổi quang điện hay còn gọi là converter quang là một thiết bị được sử dụng rộng rãi trong việc truyền tải dữ liệu thông qua cáp quang singlemode or cáp quang multimode. Đây là một giải pháp linh hoạt và hiệu quả về chi phí để mở rộng khoảng cách truyền dẫn bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng cáp hiện có. Với các bộ chuyển đổi đa phương tiện trên thị trường, làm thế nào để chọn những bộ chuyển đổi phù hợp? Sau đây sẽ giới thiệu các loại bộ chuyển đổi quang điện converter quang đa phương tiện phổ biến và môi trường ứng dụng, để giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt hơn.
- Converter Quang hay Bộ chuyển đổi quang điện là thiết bị chuyển từ tín hiệu điện sang tín hiệu dạng quang và ngược lại (chuyển từ giao diện Ethernet quang sang giao diện Ethernet điện - cổng RJ45).Về mặt kỹ thuật có rất nhiều thiết bị chuyển đổi quang điện như vậy và thường để phận biệt chúng ta phải gọi tên thiết bị gắn với dạng chuẩn điện mà thiết bị đó chuyển đổi sang, ví dụ: converter quang Ethernet, converter quang video audio, converter quang E1, converter quang RS232, RS422, RS485
- Thiết bị kết nối bộ chuyển đổi quang điện gồm: Hộp phối quang ODF, Dây nhảy quang singlemode, dây nhảy quang multimode, đầu cắm mạng dây nhảy mạng cat6 .....
Hướng dẫn lựa chọn converter quang singlemode or converter quang multimode
Có nhiều bộ chuyển đổi hỗ trợ các giao thức mạng, tốc độ dữ liệu, loại cáp và loại đầu nối khác nhau.
Theo chức năng
- Có các bộ chuyển đổi quang điện indoor trong nhà, ngoài trời công nghiệp, không được quản lý, được quản lý, có PoE, có cổng module quang
Unmanaged vs Managed Media Converter
- Bộ chuyển đổi quang điện không được quản lý là plug-and-play, giúp dễ dàng cài đặt và khắc phục sự cố cho người mới. Nó cho phép giao tiếp đơn giản với các thiết bị khác nhưng không có chức năng giám sát và quản lý. Converter quang không được quản lý đủ tốt cho một công ty nhỏ hoặc khuôn viên khi cần sử dụng và quản lý đơn giản. Bộ chuyển đổi quang điện được quản lý có các chức năng giám sát mạng, phát hiện lỗi và quản lý từ xa, cho phép quản trị viên mạng kiểm soát hoàn toàn dữ liệu, băng thông và lưu lượng. Nhưng chúng tốn kém hơn. Đối với các môi trường phức tạp như trung tâm dữ liệu lớn và mạng doanh nghiệp, các bộ chuyển đổi phương tiện được quản lý là lựa chọn ưu tiên để quản lý, bảo mật và độ tin cậy tốt hơn.
Tốc độ mạng
- Bộ chuyển đổi quang điện tốc độ 10/100Mb
- Bộ chuyển đổi quang điện tốc độ 10/100/1000Mb
- Bộ chuyển đổi quang điện tốc độ 10G + SFP+
Lắp đặt bộ chuyển đổi quang điện dùng nguồn tập chung converter quang
- Bộ chuyển đổi quang điện độc lập nhỏ gọn và dễ triển khai, tiết kiệm nhiều chi phí và không gian. Nó phù hợp cho các ứng dụng trong môi trường có không gian hạn chế như tủ rack viễn thông hoặc hộp phân phối. Bộ chuyển đổi phương tiện dựa trên khung bao gồm một số bộ chuyển đổi converter quang độc lập và một khung có khả năng chứa hàng chục bộ chuyển đổi. Thuận tiện cho việc quản lý khi cần nhiều bộ chuyển đổi trong một mạng lớn. Vì vậy, chúng được sử dụng trong không gian mật độ cao như trung tâm dữ liệu hoặc phòng máy tính.
Converter quang thương mại và công nghiệp
- Converter quang công nghiệp được thiết kế đặc biệt cho các môi trường khắc nghiệt, cung cấp khả năng chuyển đổi tín hiệu hiệu quả cao trong nhiệt độ khắc nghiệt từ -40˚C đến 85˚C, sốc và rung động cao. Chúng thường được sử dụng trong tự động hóa tòa nhà, khoan và khai thác dầu khí, quản lý giao thông, theo dõi thời tiết và các ứng dụng công nghiệp và ngoài trời khác. Trong khi các bộ chuyển đổi quang điện trong nhà nhiệt độ hoạt động từ -10˚C đến 55˚C được thiết kế cho các môi trường văn phòng và trung tâm dữ liệu điển hình, nơi nhiệt độ môi trường được kiểm soát.
Những ứng dụng cần tới converter quang điện
- Để kết nối mạng giữa 2 switch, 2 máy tính, 2 mạng nội bộ, nói chung là giữa 2 thiết bị dùng chuẩn Ethernet thường chúng ta dung cáp xoắn cặp (twisted pair) như cáp UTP, STP, FTP… nhưng nhược điểm lớn của cáp đồng xoắn cặp là khoảng cách hoạt động bị hạn chế trong khoảng cách 100m (trên thực tế có thể dung đến ~130m tuy nhiên điều này phụ thuộc vào chất lượng cáp, chất lượng thiết bị Ethernet và thời gian sẽ càng làm tín hiệu không ổn định) ngoài ra cáp đồng xoắn cặp còn có khả năng bị nhiễu và bị sét lan truyền. Vậy thì giải pháp nào khi bạn cần nối mạng giữa 2 điểm trên 100m đến vài chục km? Converter quang - bộ chuyển đổi quang điện là thiết bị bạn cần phải trang bị.
Phân biệt converter quang Singlemode và converter quang Multimode
Hiện nay có hai loại cáp quang thông dụng là cáp quang singlemode và cáp quang multimode vì vậy cũng có 2 loại converter quang bộ chuyển đổi quang điện tương ứng với từng loại cáp quang này. Dùng cáp quang singlemode hay multimode đều đó phụ thuộc vào yêu cầu của thực tế, cụ thể ở đây là khoảng cách.
Với khoảng cách giữa 2 điểm cần kết nối nhỏ hơn 2km thì nên dùng cáp quang multimode, nếu khoảng cách lớn hơn 2km thì dùng cáp singlemode
Thiết bị / module truyền dẫn tín hiệu quang
Transceiver = Transmitter + Receiver
Chế độ hoạt động: Multimode/ Single mode
Bước sóng: 850/ 1300/ 1550 nm
Đầu nối (connector): SC/LC
Công suất phát:
- dBm (Decibel milliwatt) = 10 log (Power (mW) / 1 (mW))
- 0 dBm=1mW
Độ nhạy thu:
- Light required for receiver to operate correctly
FAQ 1: Tôi có thể dùng thiết bị singlemode với cáp multimode hoặc dùng thiết bị multimode với cáp singlemode hay không?
Dùng thiết bị singlemode với cáp multimode => OK
Dùng thiêt bị multimode với cáp singlemode => No
Dùng converter quang với cáp quang single mode và cáp quang multi mode
Dùng converter quang với cáp quang single mode và cáp quang multi mode
Tại sao nên sử dụng Converter quang của Viễn thông giá tốt?
Converter quang là một thiết bị thông dụng như switch/hub trong mạng nội bộ, bộ chuyển đổi quang điện được nhập hàng loạt với cả lô ngàn cái, và với 8 năm kinh nghiệm cung cấp thiết bị quang chúng tôi nhận thấy rằng chất lượng của converter quang của VTGT vượt trội hơn hẳn với các xác suất lỗi rất thấp (được cho là chỉ 0.3/1000).
Tuy nhiên nếu khách hàng cần một converter quang, bộ chuyển đổi quang điện để dùng trong những môi trường công nghiệp đặc thù như nhà máy, xí nghiệp hoặc đặt trong những tủ ngoài trời (outdoor cabinet) ... những nơi có điều kiện môi trường, khí hậu khắc nghiệt thì nên quan tâm đến dòng converter quang công nghiệp chứ không phải những dòng converter quang dân dụng (thông dụng). Mặc dù vậy cũng cần lưu ý một số điểm khi chọn mua converter quang bộ chuyển đổi quang điện:
Chọn mua thiết bị từ nhà cung cấp chuyên về thiết bị và vật tư phụ kiện mạng cáp quang, điều này sẽ có lợi cho khách hàng trong vấn đề hậu mãi vì công ty chuyên cung cấp thường xuyên có thiết bị để cho khách hàng mượn khi thiết bị có sự cố và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.
Là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp thiết bị và tư vấn thiết kế mạng cáp quang
FAQ 2: Hai thiết bị khác bước sóng có thể hoạt động với nhau ?
- Multi mode: 850 nm
- Single Mode: 1300 nm: 40 km
1550 nm: 80 km
* Khác bước sóng:
1300 <-> 1310: OK
1300 <-> 1550: No
Công thức tính khoảng cách khi dùng thiết bị quang
Multi-Mode
[(Công suất phát- độ nhạy thu) - 5(Safety Buffer) dBm] ÷ suy hao dB/km = ____km[(Công suất phát- độ nhạy thu) - 9(Safety Buffer) dBm] ÷ suy hao dB/km = ____ km
Suy hao trên cáp:
0.4 dB/km ở bước sóng 1310nm
0.25 dB/km ở bước sóng 1550nm
Ví dụ: Cáp quang Single-mode
- Công suất phát tối thiểu: -10 dBm
- Độ nhạy thu tối thiểu: -33 dBm
- Bước sóng λ=1310nm:
=> Suy hao tối đa = 0.4 dB/km
- Safety Buffer= 9
Theo công thức: [-10 dBm (công suất phát tối thiểu)- -33 dBm (đô nhạy thu tối thiểu)
- 9(Safety Buffer) dBm] ÷ 0.4 dB/km(suy hao/km) = -10dBm - (-33dBm) - 9dBm ÷ 0.4dB/km = 35 (km)
Vậy thiết bị quang này chạy được khoảng cách tối đa là 35km.
Hiện nay các thiết bị chuyển đổi quang điện converter quang có thể hỗ trợ những khoảng cách rất xa, có thể lên tới 80km, 120km
Quý khách cần tham khảo thêm thông tin hoặc liên hệ đặt hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Bài viết liên quan :
- Hướng dẫn kỹ thuật lắp đặt Patch Panel Cat6 vào tủ rack
- Các bước sóng trong cáp quang 850nm, 1310nm, 1550nm single mode và multi mode
- Core Network - Backbone là gì? Những điều cần biết về mạng lõi viễn thông
- Máy Hàn Cáp Quang Là Gì?
- Kìm bấm mạng dùng để làm gì? các loại kìm bấm mạng
- Hướng dẫn bấm hạt mạng CAT6A, CAT7 chông nhiễu loại 2 mảnh
- Phân Biệt Dây Nguồn C13, C14, Dây Nguồn Cho Máy Chủ, UPS
- Bộ treo cáp quang ADSS là gì? Đặc điểm và ứng dụng
- Converter Quang Công Nghiệp Là Gì? Khám Phá Ưu Điểm Nổi Bật Của Converter Quang Công Nghiệp
- Hộp cáp điện thoại là gì? Có bao nhiêu loại hộp MDF, IDF